lắp mạng viettel

21.200 cuộc gọi của thí sinh tới tổng đài Viettel trong đợt xét tuyển sinh đợt 1

Nội dung bài viết

21.200 cuộc gọi của thí sinh tới tổng đài Viettel trong đợt xét tuyển sinh đợt 1

ictnews

Theo đại diện đội dự án Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia của Trung tâm Giải pháp CNTT Viettel 1 (VIT1)-Tập đoàn Viettel, qua 11 ngày của đợt đăng ký xét tuyển sinh đợt 1 từ 1/8 đến 11/8/2016, đã có 21.200 cuộc gọi đề nghị hỗ trợ của các thí sinh tới tổng đài CSKH của Viettel.

Ông Lê Mạnh Tấn (Ngoài cùng bên phải), Giám đốc Dự án cùng  các thành viên đội Dự án Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia của Trung tâm Giải pháp CNTT Viettel 1 (VIT1) – Viettel.

Năm 2016 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức cho các thí sinh đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, bên cạnh hình thức đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường và qua đường bưu điện. Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, có 3 đợt đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016. Cụ thể, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển đợt 1 từ 1/8 đến hết 12/8/2016; đăng ký xét tuyển sinh bổ sung đợt 1 từ 21/8 đến hết 31/8/2016; và đăng ký xét tuyển sinh bổ sung đợt 2 từ 11/9 đến hết 21/9/2016. Trong đó, việc đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến sẽ kết thúc trước 1 ngày so với mốc thời gian quy định trong lịch xét tuyển.

Đợt đăng ký xét tuyển sinh đầu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2016 vừa kết thúc. ICTnews đã có cuộc phỏng vấn với ông Lê Mạnh Tấn – Giám đốc Dự án Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia thuộc Trung tâm Giải pháp CNTT Viettel 1 (VIT1) của Viettel về quá trình xây dựng, triển khai và vận hành hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật nhằm đảm bảo việc xét tuyển sinh trực tuyến của các thí sinh trong cả nước thuận tiện, giảm thiểu sai sót.

Xin ông cho biết những việc đã được Viettel triển khai thời gian qua nhằm đảm bảo đợt xét tuyển sinh đầu tiên diễn ra suôn sẻ, thuận lợi?

Viettel là đơn vị duy nhất được Bộ GD&ĐT tin tưởng giao việc xây dựng, triển khai và đảm bảo Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia từ năm 2015. Năm 2016, Bộ GD&ĐT triển khai phương án cho phép thí sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến, đây được xác định là 1 điểm nhấn quan trọng trong toàn bộ khâu thi cử và xét tuyển năm nay. Điểm khác biệt này sẽ mang lại tiện ích vượt trội cho thí sinh khi thực hiện đăng ký xét tuyển sinh, giảm thiểu chi phí cho xã hội và nhà trường, giảm bớt áp lực cho thí sinh và nhà trường trong khâu xét tuyển.

Đồng nghĩa với các lợi ích thu được từ phương thức đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến, chúng tôi cũng nhận thức rõ hệ thống cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng, hết sức cẩn thận, từ việc chuẩn chỉnh các bước thao tác của thí sinh, đến việc đảm bảo quy chế chặt chẽ và 1 điểm quan trọng là phải online 24/7 để phục vụ cho thí sinh cả nước. Đặc biệt, cũng cần chuẩn bị phương án dự phòng cho việc ngày cuối cùng của đợt xét tuyển có thể dồn dập gần 500.000 thí sinh vào đăng ký.

Để triển khai được phương án này, đội dự án đã liên tục làm việc với Cục Khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD), Cục CNTT thuộc Bộ GD&DT để hoàn thiện phần mềm, thử nghiệm phần mềm tại nhiều tỉnh trên cả nước (tại 3 “Tây”: Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên), đảm bảo chặt chẽ trong việc kiểm tra các ràng buộc quy chế nhưng cũng phải thuận lợi, tiện sử dụng cho thí sinh.

Đội dự án và 2 đơn vị của Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp đánh giá đáp ứng của hệ thống, lên các phương án dự phòng cho hệ thống khi gặp sự cố, thống nhất các bước triển khai, cụ thể là: Bổ sung kênh giải đáp Chăm sóc khách hàng (CSKH) cho thí sinh cả nước khi gặp các vấn đề về đăng ký, lấy mã xác thực OTP (One-Time Password) trong suốt quá trình triển khai (đợt 1), hỗ trợ các thí sinh với tổng số 21.200 cuộc gọi thành công; Rà soát tất cả các node của hệ thống, tối ưu tối đa và tăng cường hạ tầng dự phòng để đảm bảo đáp ứng 100% cho người dùng.

Kết quả qua kiểm tra, hệ thống có thể đáp ứng cho hơn 500.000 người cùng online và trên 50.000 thí sinh đăng ký cùng 1 thời điểm (với thời gian đáp ứng không quá 5 giây). Đây được xem là mức đáp ứng an toàn cho hệ thống.

 Theo thống kê trên hệ thống, ông có thể cho biết tỷ lệ thí sinh đã lựa chọn hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến trong đợt đăng ký xét tuyển sinh đầu tiên năm nay?

Kết thúc đợt 1, số trường có thí sinh đăng ký online là 347/361 trường, chiếm 96,12% và số lượng thí sinh sử dụng hình thức đăng ký tuyển sinh trực tuyến là hơn 110.000 em trong tổng số gần 400.000 thí sinh, chiếm hơn 28%. Do đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT triển khai hình thức đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến nên tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến chưa được như kỳ vọng, tuy nhiên dự kiến sẽ tăng lên đáng kể trong các năm tới.

Theo đánh giá của đội dự án, một số nguyên nhân dẫn đến việc đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến online còn thấp là: năm đầu tiên triển khai nên việc truyền thông chưa được sâu rộng, quá mới mẻ với các thí sinh; nhiều thí sinh muốn đến trường nộp trực tiếp để có thể tận mắt thấy ngôi trường mình sẽ học trong tương lai, muốn được tư vấn trực tiếp khi nộp hồ sơ. Ngoài ra, tâm lý của một số thí sinh và gia đình vẫn còn e ngại, chưa tin tưởng vào hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Vậy quá trình triển khai vừa qua, đội dự án quản lý thi THPT quốc gia có gặp khó khăn, vướng mắc hay sự cố đáng tiếc nào không, thưa ông?

Rất mừng là quá trình triển khai cho thí sinh đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến đã diễn ra thuận lợi và không gặp các sự cố lớn. Có một số vấn đề sai sót của thí sinh, ví dụ như chọn sai ngành đại học/ cao đẳng hay chưa đủ điều kiện sơ tuyển, nhầm môn Năng khiếu, đều đã đội dự án phối hợp với Bộ GD&ĐT xử lý theo quy định.

Trong suốt quá trình triển khai, đội dự án đã theo dõi chặt chẽ và báo cáo tiến độ thường xuyên để lãnh đạo Bộ GD&ĐT nắm, phán đoán tình hình tiếp theo, nhờ đó đã kiểm soát được quá trình thực hiện như kế hoạch đã đề ra.

Trong suốt quá trình thí sinh đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến, Viettel đã triển khai thêm kênh CSKH hỗ trợ nhằm đảm bảo 100% thí sinh có thể thực hiện đăng ký thành công trên hệ thống (Ảnh Viettel cung cấp)

Trong đợt đăng ký xét tuyển đầu tiên, bên cạnh các hotline của Bộ GD&ĐT và các trường, Viettel đã triển khai các kênh hỗ trợ thí sinh như thế nào?

Xác định được sự phức tạp và nhạy cảm đối với thí sinh khi thực hiện đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến, đội dự án đã phối hợp với phía Bộ GD&DT đề xuất Viettel cho phép triển khai thêm kênh CSKH hỗ trợ cho thí sinh trong suốt quá trình đăng ký. Trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ cho các em thí sinh vùng sâu, vùng xa có khả năng thao tác kém; hỗ trợ cho các em Thí sinh gặp vấn đề lúc lấy mã OTP; và hỗ trợ chung cho các thí sinh khi thao tác trên hệ thống, giải thích các thắc mắc về việc đăng ký.

Với việc mở thêm kênh CSKH hỗ trợ các thí sinh, đã đảm bảo 100% các em có thể thực hiện đăng ký được thành công trên hệ thống.

Qua 11 ngày từ ngày 1/8 đến hết 11/8/2016, đội CSKH đã tiếp nhận tổng số 21.200 cuộc gọi của các thí sinh, khoảng 1.930 cuộc gọi/ ngày. Với đội ngũ hàng ngàn điện thoại viên hỗ trợ 24/7, đây là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho sự thành công của đợt đăng ký xét tuyển đầu tiên năm nay.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, tối ngày 12/8, các trường tải dữ liệu từ hệ thống về để làm thủ tục xét tuyển. Là đơn vị hỗ trợ kỹ thuật, xin ông cho biết đến nay quá trình này đã được hoàn tất chưa?

Thời điểm quan trọng và nhạy cảm nhất đối với các trường đại học, cao đẳng là ngày 13/8 khi được Bộ GD&ĐT mở hệ thống cho phép tải dữ liệu đăng ký của thí sinh về để bắt đầu xét tuyển. Do các trường đại học/cao đẳng đều muốn thực hiện sớm và gọn việc xét tuyển nên Bộ GD&ĐT cũng đã cho phép mở sớm hơn từ 22h ngày 12/8 và các trường đã đồng thời vào hệ thống để truy xuất dữ liệu, đặc biệt có 1 số trường (như nhóm GXA) có gần 70.000 lượng hồ sơ đăng ký.

Việc tải dữ liệu và xét tuyển diễn ra bình thường, đảm bảo đúng nguyên tắc an toàn bảo mật, quá trình xét tuyển với những trường đại học, cao đẳng sử dụng phần mềm do Bộ GD&ĐT cung cấp cũng đạt kết quả chính xác 100%.

Đến thời điểm hiện tại, 100% các trường đã tải dữ liệu đăng ký, thực hiện xét tuyển và công bố kết quả tuyển sinh đợt 1. Ngay khi các trường cập nhật kết quả trên hệ thống tập trung, các thí sinh có thể kiểm tra được kết quả của mình trên trang web: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Thí sinh chưa đỗ đợt 1 hoặc chưa muốn nhập học các trường đã trúng tuyển, có thể chờ các đợt bổ sung để đăng ký. Thí sinh đã xác nhận nhập học vào trường trúng tuyển, sẽ không còn quyền đăng ký vào các đợt bổ sung.

Bài viết Liên Quan

CÁP QUANG VIETTEL

NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI

ĐĂNG KÝ MẠNG VIETTEL

Đánh giá:
5/5
Contact Me on Zalo

TỐC ĐỘ

NHÂN ĐÔI

GIÁ KHÔNG ĐỔI

MODEN WIFI SIÊU TỐC ĐỘ