doanh-nghiep-hien-ke-thuc-day-ung-dung-cntt-nganh-tai-chinhDoanh nghiệp “hiến kế” thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành Tài chính

Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel: “Bộ Tài chính hãy mạnh dạn ti29ên phong triển khai các dự án theo hình thức thuê dịch vụ CNTT, hợp tác công tư PPP”.

Chúng tôi cho rằng, trong số các bộ, ngành, Bộ Tài chính đang là đơn vị thực sự hướng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý và cải cách hành chính một cách hiệu quả nhất. Ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính giống như là hệ thống ERP của cả đất nước, đối với một doanh nghiệp phức tạp một, thì đối với ERP cho cả đất nước thì còn phức tạp gấp hàng trăm lần. Chính vì thế, thành công trong ứng dụng CNTT của Bộ Tài Chính đã thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Các hệ thống như: Kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử… đã góp phần giảm bớt thời gian công sức cho các doanh nghiệp, tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển hơn.

doanh-nghiep-hien-ke-thuc-day-ung-dung-cntt-nganh-tai-chinhDoanh nghiệp “hiến kế” thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành Tài chính  hình 1Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. 

 

Bên cạnh đó, cách thức thực hiện dự án cũng mở ra các hướng đầu tư xã hội hóa thay vì Nhà nước đầu tư toàn bộ như quan niệm cũ. Ví dụ như thuế điện tử mở ra cơ hội cho các dịch vụ kê khai thuế hộ (TVAN) và chữ ký số cho doanh nghiệp (CA)… Trước những khó khăn về ngân sách của Chính phủ thì cách làm này là cách làm sáng tạo, hiệu quả nhất, vừa giúp bộ có được công cụ để quản lý điều hành, vừa giúp cho các doanh nghiệp CNTT có cơ hội để đầu tư vào các lĩnh vực này. Viettel cũng may mắn có cơ hội được hợp tác cùng Bộ Tài chính trong các lĩnh vực: Triển khai cơ chế một cửa quốc gia, kênh truyền cho ngành Tài chính, hạ tầng trung tâm dữ liệu cho Bộ Tài chính… Viettel với thế mạnh về viễn thông, hạ tầng, nhân lực công nghệ thông tin cũng đã tập trung triển khai nhanh chóng các công việc được giao.

Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2016 – 2020, việc ngân sách đầu tư cho CNTT trong cơ quan Nhà nước ngày càng khó khăn, trong khi yêu cầu về quản lý chuyên môn, yêu cầu về cung cấp dịch vụ cho công dân và doanh nghiệp ngày càng cao. Đòi hỏi cơ quan Nhà nước phải có những nhìn nhận, có các giải pháp mới để tháo gỡ vấn đề này. Chúng tôi xin được đề xuất Bộ Tài chính hãy đẩy mạnh hình thức thuê dịch vụ CNTT, hình thức hợp tác công tư PPP thay cho việc đầu tư truyền thống. Chủ trương của Chính phủ cũng đã nêu rất rõ ràng trong Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg về thí điểm thuê dịch vụ CNTT và Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử. Viettel cũng như các doanh nghiệp rất mong Bộ Tài chính mạnh dạn triển khai các dự án theo hình thức này. Với việc khẳng định năng lực qua các dự án được giao, Viettel mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với bộ để triển khai các dự án CNTT cho ngành Tài chính trên thế mạnh của Viettel. Chúng tôi cũng mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp khác để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho cơ quan nhà nước nói chung và Bộ Tài chính nói riêng.

Ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT: “CNTT cần được nâng tầm lên mức cao hơn nữa, muốn vậy thay vì đấu thầu nhiều gói nhỏ thì chỉ nên tập trung làm các gói lớn”.

doanh-nghiep-hien-ke-thuc-day-ung-dung-cntt-nganh-tai-chinhDoanh nghiệp “hiến kế” thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành Tài chính  hình 2Ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT. 

 

Sau quá trình làm các dự án CNTT ở nước ngoài, chúng tôi có cảm giác rất ray dứt. Chẳng hạn tại Banglades, nơi mà GDP chỉ bằng một nửa Việt Nam, họ đi sau chúng ta hơn 10 năm và nhìn mọi thứ về cơ sở hạ tầng, đường xá cũng không bằng chúng ta, tắc đường thì thường xuyên như cơm bữa. Nhưng điều chúng tôi thấy lạ ở chỗ dù thời gian họ làm việc ít hơn chúng ta, nhưng quá trình đấu thầu diễn ra rất nhanh, rồi thời gian đàm phán cũng nhanh hơn tại Việt Nam.

Tại sao vậy? Nền tảng công nghệ chúng ta có nhưng lại vẫn còn quá nhiều thủ tục hành chính, công đoạn rườm ra chưa được cải cách nên mọi thứ chưa thể đồng bộ. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là phải thay đổi cách nghĩ, thay đổi cách làm. Bộ Tài chính khi làm các dự án CNTT nên hướng tới 3 mục tiêu cao hơn là làm sao tăng thu ngân sách, chống thất thoát, quản lý chi tiêu hiệu quả và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài toán đặt ra cho ngành Thuế, ngành Hải quan… phải đồng bộ với việc cải cách thủ tục hành chính để đồng bộ về tổng thế, chứ không chỉ làm tốt mỗi phần ứng dụng CNTT.

Mọi ứng dụng CNTT phải xoay quanh 3 mục tiêu quan trọng này và không nên xé nhỏ. Tôi cho rằng thay vì đấu 37 gói thầu thì có nên chăng chỉ đấu thầu 17 gói thôi. Thay vì làm nhiều gói nhỏ thì chúng ta chỉ làm các gói thầu lớn. Điều này sẽ không làm mất tính cạnh tranh giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, các công ty bé cũng không lo “hết phần”. Có như vậy từ Chính phủ, doanh nghiệp đến người dân đều có lợi, hiệu quả chung của CNTT cả ngành đều tăng lên, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng.

Ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch HĐQT Công ty HPT: “Chúng tôi sẽ chỉ làm 1 số thứ và quyết tâm làm thật tốt”.

Tại Hội nghị đối tác tin học thống kê tài chính năm nay, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin không chỉ về kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT của ngành Tài chính trong giải đoạn 5 năm tiếp theo (2016 – 2020), chỉ đạo định hướng của các lãnh đạo đơn vị, mà còn là dịp để chúng tôi kiểm điểm lại bản thân mình và nhận ra các thiếu sót. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa như chúng tôi cũng mong muốn làm sao ngày càng lớn mạnh để được ngành Tài chính lựa chọn, tham gia “sân chơi”.

Để làm được điều đó, chúng tôi cam kết đầu tư nguồn nhân lực, tri thức vào các lĩnh vực hẹp. Chúng tôi từng nói vui “các anh có việc gì lớn giao hết cho Công ty FPT và việc nhỏ giao cho chúng tôi”. Nhưng nếu 10 dự án gộp thành 1 thì làm sao mà có sự cạnh tranh, sự phát triển?

Mỗi người nên cố gắng đóng góp ở mức độ nào đó và cam kết thực hiện những gì đã hứa với Bộ Tài chính. Chúng tôi cũng vậy, chỉ làm 1 số thứ và quyết tâm làm thật tốt, bằng cách sẽ tiếp nhận ý kến góp ý từ phía Bộ để cùng nhau cải tiến.

Tôi rất mong có buổi chuyên đề riêng về phát triển ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính để bàn kĩ hơn về học thuật, chuyên môn và cũng mong có sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý của Bộ Tài chính, cũng như các doanh nghiệp đối tác khác của Bộ Tài chính. Chúng tôi cũng phối hợp với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, những người dẫn đầu thế giới về công nghệ. CNTT phát triển rất nhanh, các hãng cùng vào Việt Nam và cùng với chúng tôi tìm ra cách thức hợp tác “fairplay” (chơi đẹp) nhất vì tri thức công nghệ để đem lại giá trị gia tăng cho đất nước mình.

Việt Nam hiện đã tham gia vào TPP, nơi sự tôn trọng về bản quyền trở nên rất quan trọng. Vì thế chúng tôi cũng mong muốn Bộ Tài chính sẽ thực hiện nghiêm túc về sở hữu trí tuệ để giúp chúng tôi trong các hợp tác với nước ngoài.

Ông Nguyễn Trung Chính, Tổng giám đốc, Tập đoàn CMC: “Các doanh nghiệp mong muốn có cơ hội tiếp cận chiến lược triển khai ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính từ sớm để vững tin hơn trong chiến lược đầu tư”.

doanh-nghiep-hien-ke-thuc-day-ung-dung-cntt-nganh-tai-chinhDoanh nghiệp “hiến kế” thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành Tài chính  hình 3Ông Nguyễn Trung Chính, Tổng giám đốc, Tập đoàn CMC. 

Cách xây dựng cơ chế chính sách của chúng ta hiện nay vẫn tư duy theo nền kinh tế kế hoạch cũ. Cách đó đôi khi không đúng với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là tự động điều chỉnh sự bất hợp lý, chưa hiệu quả giúp nền kinh tế thị trường trở nên hiệu quả hơn bằng cách tự do cạch tranh, tự do tiếp cận thông tin.

Tôi mong mốn phối hợp với Bộ Tài chính, vì chúng ta cùng chung thuyền, vướng mắc của Bộ Tài chính cũng chính là vướng mắc đối với chúng tôi. Tôi mong những vướng mắc trong thực thi Nghị định số 102/2009/Đ-CP sẽ được sớm sửa trong thời gian tới. Tôi có sáng kiến thế này, giống như doanh nghiệp chúng tôi, Bộ Tài chính xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT trong 5 năm tới, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, như vậy chắc chắn chi tiêu ngân sách đáp ứng được yêu cầu giải ngân. Xây dựng kế hoạch hàng năm chỉ giải quyết câu chuyện trước mắt. CMC sẵn sàng tham gia cùng Bộ Tài chính để xây dựng khung chiến lược 5 năm cho ngành Tài chính.

Về phía Bộ Tài chính cũng nên mời các doanh nghiệp lớn tham gia đóng góp ý kiến khi xây dựng khung chiến lược của mình. Chúng tôi cam kết đầu tư thích đáng về con người, cơ sở vật chất để sự phối hợp ngày càng chất lượng. Muốn như vậy, chúng tôi mong có cơ hội tiếp cận sớm từ khi xây dựng chiến lược của Bộ Tài chính để chúng tôi vững tin hơn trong chiến lược đầu tư của mình trong các công việc triển khai cho ngành Tài chính.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP giải pháp Thiên Hoàng: “Các yêu cầu về hồ sơ đấu thầu nên được đăng tải, công bố trên website để các doanh nghiệp nắm rõ”.

doanh-nghiep-hien-ke-thuc-day-ung-dung-cntt-nganh-tai-chinhDoanh nghiệp “hiến kế” thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành Tài chính  hình 4Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP giải pháp Thiên Hoàng. 

Cũng như các doanh ghiệp nhỏ và vừa khác, chúng tôi có chung mong muốn có cơ hội tiếp cận và từng bước trở thành đối tác chiến lược của Bộ Tài chính. Điều này không chỉ dựa vào quyết tâm của riêng Thiên Hoàng mà còn phụ thuộc vào chiến lược của Bộ Tài chính và chia sẻ của các doanh nghiệp lớn như FPT, Viettel, CMC… Chúng tôi chỉ có góp ý nhỏ liên quan đến các tài liệu, hồ sơ yêu cầu về đấu thầu, đó là mong những thông tin này sẽ được đăng tải lên website hay đâu đó để doanh nghiệp tham khảo, tránh tình trạng gửi rồi lại chờ để chỉnh sửa làm mất thời gian cả về phía doanh nghiệp và phía Bộ Tài chính.

Ông Lê Thanh Hà, Đại diện khách hàng cấp cao của IBM Việt Nam: “IBM mong muốn trở thành đối tác chiến lược của ngành Tài chính”.

doanh-nghiep-hien-ke-thuc-day-ung-dung-cntt-nganh-tai-chinhDoanh nghiệp “hiến kế” thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành Tài chính  hình 5Ông Lê Thanh Hà, Đại diện khách hàng cấp cao của IBM Việt Nam. 

IBM năm nay kỷ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam với tư cách công ty, nhưng thực ra chúng tôi vào Việt Nam từ trước đó lâu rồi. IBM tham gia hầu hết các dự án chiến lược tại đây, với Bộ Tài chính thì tham gia 3 dự án cốt lõi gồm: TABMIS, VNACCS/VCIS và TMS.

Bộ Tài chính là đối tác quan trọng nhất của IBM tại Việt Nam, chúng tôi cũng đã cố gắng giúp đỡ tối đa nhưng việc hỗ trợ nên có giới hạn thời gian chứ không thể nào liên tục giúp đỡ như vậy được. Về giá cả rất khó để nói thế nào là đắt, thế nào là rẻ, chúng ta không thể căn cứ vào báo giá phần cứng để mua hỗ trợ. Với các dự án chiến lược như 3 dự án kể trên, chúng tôi luôn cố gắng hết sức để hỗ trợ dù có hợp đồng hay không.

Chúng tôi mong rằng Bộ Tài chính sẽ đưa vào kế hoạch phù hợp để giải quyết câu chuyện hỗ trợ. Về đấu thầu, IBM hiện chưa có cơ hội trực tiếp tham gia đấu thầu với cá dự án của ngành Tài chính, mà chủ yếu tham gia hỗ trợ các đối tác. Trong tương lai, IBM cũng mong muốn trở thành đối tác chiến lược của ngành Tài chính.

Bà Phạm Lê Hương, Giám đốc Công ty CP QNET: “Ngành Tài chính nên định hướng đào tạo theo một giải pháp tổng thể”.

doanh-nghiep-hien-ke-thuc-day-ung-dung-cntt-nganh-tai-chinhDoanh nghiệp “hiến kế” thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành Tài chính  hình 6Bà Phạm Lê Hương, Giám đốc Công ty CP QNET. 

Chúng tôi cảm thấy vui mừng vì được nhiều đơn vị thuộc Bộ Tài chính tin tưởng sử dụng dịch vụ đào tạo của QNET với phản hồi tích cực. Sau khi nghe phía Cục Tin học và Thống kê tài chính trình bày kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT 5 năm tới của ngành Tài chính, tôi thấy có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, chỉ có vấn đề làm sao để chia sẻ cơ hội ấy phù hợp hơn.

Hiện nay, không chỉ QNET mà các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo khác cũng đều đi theo hướng cung cấp giải pháp đào tạo về CNTT chứ không chỉ đào tạo đơn lẻ. Chúng tôi cung cấp giải pháp tổng thể về đào tạo CNTT, có thể chúng tôi không làm hết việc đó, nhưng khi tư vấn chúng tôi hướng đến hiểu khách hàng để đưa ra giải pháp đào tạo tổng thể, giúp khách hàng sẵn sàng kiến thức phục vụ công việc trong ngành của mình. Tuy nhiên, khi xây dựng các chương trình đào tạo theo yêu cầu của khách hàng, chúng tôi thường gặp vướng mắc về xây dựng kế hoạch tài chính. Có một nghịch lý là giáo viên người Việt Nam của chúng tôi khi sang giảng dạy cho các nước trong khu vực thì chi phí được trả tính theo chuẩn quốc tế. Nhưng cũng giáo viên đó khi đào tạo cho khách hàng tại Việt Nam thì gặp vướng mắc là chỉ được trả chi phí theo quy định của Việt Nam. Những rào cản về mặt quy chế đó khiến chúng tôi không thể lên kế hoạch để xây dựng chương trình theo yêu cầu của khách hàng.

Hy vọng trong thời gian tới QNET sẽ có nhiều đóng góp hơn cho ngành Tài chính và chúng tôi cũng mong tương lai không xa trở thành đối tác chiến lược của Bộ Tài chính và sẵn sàng có đầu tư cả về nhân sự và tài chính một cách phù hợp.

(Nguyên Quang)