lắp mạng viettel

Việt Nam nổi lên như một nước tiến bộ về kỹ thuật số trong khu vực, nhờ sự phát triển nhanh chóng của 5G

Nội dung bài viết

[ad_1]

Việt Nam nổi lên như một nước tiến bộ về kỹ thuật số trong khu vực, nhờ sự phát triển nhanh chóng của 5G

Trần Hoàng Minh

06/01

Những tiềm năng và thách thức trong giai đoạn thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam trong thời gian tới

Thời gian vừa qua, việc phát triển mạng 5G tại Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng, tạo điều kiện cho các nhà mạng bước sang giai đoạn có thể thương mại hóa dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai 5G. Tuy nhiên, con đường thương mại hóa vẫn còn nhiều khó khăn.

Hãy cùng 24h công nghệ tìm hiểu những tiềm năng cũng như những thách thức này thông qua bài viết bên dưới nhé!

Lịch sử phát triển của công nghệ truyền thông di động ở Việt Nam

Năm 1992, Việt Nam mới bắt đầu sử dụng công nghệ mạng 2G. Sau đó 8 năm, công nghệ mạng 3G và 4G được ra mắt và mạng 2G dần dần bị thay thế.

Những tiềm năng và thách thức trong giai đoạn thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam trong thời gian tới

Đến tháng 5 năm 2019, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập thành công cuộc gọi được hỗ trợ bằng 5G. Một cột mốc công nghệ quan trọng chính là việc Hà Nội triển khai mạng 5G cho các hoạt động thương mại sử dụng công nghệ trong nước.

Tiềm năng phát triển 5G ở Việt Nam

Những tiềm năng và thách thức trong giai đoạn thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam trong thời gian tới

Theo nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam được dự báo sẽ đạt 6.3 triệu vào năm 2025. Việc triển khai sớm dịch vụ 5G có thể giúp các nhà mạng di động Việt Nam tăng doanh thu 300 triệu USD mỗi năm, bắt đầu từ năm 2025. Tuy nhiên, họ cần đầu tư khoảng 1.5 – 2.5 tỷ USD cho công nghệ trong 5 năm tới.

Việt Nam hiện đang đi đúng hướng để đạt được tham vọng 5G của mình, nhưng con đường phía trước bao gồm vô số trở ngại về công nghệ, an ninh mạng,…

Kế hoạch phát triển 5G ở thị trường Việt Nam

Quy hoạch băng tần chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 20/8 năm nay được coi là một bước tiến lớn trong lộ trình phát triển 5G của Việt Nam.

Những tiềm năng và thách thức trong giai đoạn thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam trong thời gian tới
Nguồn: congnghe.tuoitre.vn

Bộ cho phép Viettel và MobiFone triển khai thử nghiệm thương mại công nghệ 5G đến giữa năm 2021. Nhà mạng cũ được phép triển khai dịch vụ 5G tại không quá 140 điểm tại Hà Nội. Sau đó sẽ thực hiện thí điểm này tại TP.HCM với tối đa 50 trạm thu phát sóng.

Những tiềm năng và thách thức trong giai đoạn thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam trong thời gian tới
Đối tượng tham gia các chương trình thí điểm này là các thuê bao Viettel và MobiFone.

Theo đó, Viettel được phép thử nghiệm mạng 5G thương mại tại Hà Nội với quy mô không quá 140 trạm. Công ty sẽ được quyền sử dụng các băng tần theo kế hoạch, bao gồm băng tần 2.500 – 2.600 MHz, 3.700 – 3.800 MHz và 27.100 – 27.500 MHz cho thử nghiệm thương mại 5G.

Viettel, công ty tuyên bố đã phát triển các trạm mạng vô tuyến 5G gốc của riêng mình, đã thông báo vào tháng 1 rằng họ có kế hoạch triển khai dịch vụ di động 5G thương mại vào tháng 6.

Trong khi đó, MobiFone được cấp phép đo kiểm ở dải tần 2.600 MHz với không quá 50 trạm tại TP.HCM. Tuy nhiên, cả Viettel và MobiFone đều chưa công bố kế hoạch thử nghiệm chi tiết. Giấy phép thử nghiệm của họ có hiệu lực đến ngày 30 tháng 6 năm 2021.

Tiến độ hoàn thành và vấn đề gặp phải trong quá trình thương mại hóa

Trước khi thí điểm thương mại này, nhiều nhà mạng di động Việt Nam như Viettel, MobiFone, VinaPhone đã hoàn thành thử nghiệm kỹ thuật công nghệ 5G, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia triển khai thử nghiệm thành công 5G sớm nhất trên thế giới. Kết quả cho thấy cùng với tốc độ nhanh hơn 10 lần, độ trễ của 5G chỉ bằng 1/5 so với 4G.

Những tiềm năng và thách thức trong giai đoạn thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam trong thời gian tới

Trong bối cảnh, các mạng di động tiên tiến của Việt Nam tiếp cận khoảng 96% dân số, cung cấp cho 51.2 triệu người dùng phủ sóng 3G và 13 triệu người sử dụng 4G. Viettel chiếm 51.5% thị phần, tiếp theo là VNPT với 28.4%, MobiFone với 12.7% và FPT Telecom với 3.8%.

Những tiềm năng và thách thức trong giai đoạn thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam trong thời gian tới
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Ông Hùng trong cuộc chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội ở Hà Nội cho biết tiến độ của Việt Nam “không hề chậm” hay lạc nhịp với tốc độ quốc tế.

Ông cũng cho biết việc triển khai 5G tại Việt Nam sẽ tận dụng được khoảng 70% cơ sở hạ tầng 4G hiện có – bao gồm các trạm thu phát sóng, ăng-ten và các thiết bị truyền dẫn khác – giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Theo chính phủ, việc triển khai 5G sẽ bắt đầu đầu tiên ở các khu vực đô thị lớn, sau đó sẽ là các khu công nghiệp, khu nghiên cứu và trường đại học để hỗ trợ đổi mới và tạo ra công nghệ mới, Bộ trưởng nói thêm.

Trong số những khó khăn được dự đoán, bao gồm chi phí thiết bị và dịch vụ cao, giới hạn lựa chọn thiết bị hỗ trợ 5G và phạm vi phủ sóng mạng hẹp. Ngoài ra, do đại dịch Covid-19, các kế hoạch thí điểm ở Việt Nam không thể được thực hiện đầy đủ như mong muốn, chưa nói đến vấn đề liên lạc giữa các vùng và vận chuyển các thiết bị cần thiết.

Những tiềm năng và thách thức trong giai đoạn thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam trong thời gian tới

Tuy nhiên, ông Hùng cho biết ông tin tưởng rằng các thiết bị 5G sẽ hoàn toàn do Việt Nam sản xuất , có công nghệ cao và có giá cả phải chăng hơn các phiên bản nhập khẩu.

Chính phủ cũng đang xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới cho các thiết bị di động, trong đó yêu cầu tất cả các thiết bị di động được sản xuất, bán hoặc mua tại Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G và 5G. Điều này cũng có nghĩa là điện thoại chỉ hỗ trợ mạng 2G và 3G có thể không còn được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu vào trong nước khi quy định mới có hiệu lực như một nỗ lực để loại bỏ dần những công nghệ cũ, ông Hùng nói.

Tổng kết

Một báo cáo gần đây của chuyên gia ngành công nghiệp di động GSMA Intelligence cho thấy Việt Nam nổi bật như một ‘nước tiến bộ về kỹ thuật số’ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Việt Nam hiện đang xem chuyển đổi kỹ thuật số là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế. GSMA lưu ý rằng chính phủ Việt Nam đang theo đuổi chiến lược quốc gia về Công nghiệp 4.0 bao gồm cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, cùng với các dịch vụ điện tử và các sáng kiến ​​đổi mới.

Nguồn: Techwireasia

Xem thêm: TOP điện thoại Xiaomi giá tốt, cấu hình siêu mạnh, pin lại khủng 5.000 mAh thoải mái cày cuốc, chiến game xuyên Tết.

Biên tập bởi Nguyễn Duy Linh

Không hài lòng bài viết

1.056 lượt xem

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):




[ad_2]

Bài viết Liên Quan

CÁP QUANG VIETTEL

NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI

ĐĂNG KÝ MẠNG VIETTEL

Đánh giá:
5/5
Contact Me on Zalo

TỐC ĐỘ

NHÂN ĐÔI

GIÁ KHÔNG ĐỔI

MODEN WIFI SIÊU TỐC ĐỘ